Viêm xương khớp do thoái hóa là bệnh mãn tính, thường gặp ở tuổi trung niên hoặc người già, không có biện pháp can thiệp nào để phục hồi sụn đã suy thoái. Tuy nhiên vẫn có các phương pháp ngăn chặn, kiểm soát tình trạng viêm, và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Dấu hiệu bắt đầu xuất hiện viêm xương khớp
Các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp thường phát triển chậm và nặng dần theo thời gian, bao gồm:
Đau
Đau ở trong khớp hoặc quanh khớp, khởi phát từ từ, mức độ đau vừa hoặc nhẹ. Đau khi ngồi xổm, khi đứng dậy cũng rất khó khăn, nhiều trường hợp phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Đau tăng lên khi vận động, luyện tập, nghiêng, xoay người, khó khăn khi đi bộ hoặc leo cầu thang. Tình trạng đau giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên càng về sau, các cơn đau ngày càng nặng hơn, tần suất đau thường xuyên hơn. Thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh cũng có cảm giác đau đớn, khó ngủ về đêm, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
Cứng khớp
Thường gặp sau thời gian nghỉ ngơi hoặc không hoạt động, đặc biệt người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng – ngay khi thức dậy sau một đêm dài. Các khớp lớn trên cơ thể thường bị cứng hơn các khớp khác, chẳng hạn như khớp gối, khó duỗi thẳng, vị trí viêm sưng cũng có dấu hiệu tê, nhức. Thông thường cơn đau cứng khớp kéo dài khoảng 30 phút.
Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi.
Sưng tấy
Có thể dẫn đến sưng tấy quanh khớp khiến người bệnh có cảm giác đau nhức khi chạm vào, sờ vào thấy ấm, đặc biệt đau vào ban đêm. Cử động các khớp khó khăn, có thể bị tê khi cử động.
Yếu cơ
Do viêm xương khớp khiến cho người bệnh sợ vận động vì đau, dẫn đến ít hoạt động các khớp và cơ. Theo thời gian, nếu người bệnh không có các biện pháp can thiệp có thể sẽ dẫn đến teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa khả năng vận động.
Khó hoặc mất vận động
Tình trạng này sẽ xảy ra ở những người mắc bệnh viêm khớp diễn tiến trong một thời gian dài mà không có những can thiệp hiệu quả. Đặc biệt, ở người lớn tuổi viêm khớp cho thấy sự ảnh hưởng đến khả năng vận động rõ ràng hơn. Đặc biệt đối với người đau khớp gối, khớp háng, khớp hông sẽ càng ảnh hưởng đến việc di chuyển nhiều hơn.
Biến dạng khớp
Đây là một trong những dấu hiệu nặng nhất của bệnh viêm khớp, thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh viêm khớp lâu năm, việc điều trị kém hiệu quả hoặc do không điều trị. Biến dạng khớp sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn nặng, cấu trúc khớp không còn vững chắc, bị dính, sụp. Biến dạng khớp dễ quan sát nhất ở những khớp cấu trúc mỏng, kích thước nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay.
Căn nguyên của bệnh viêm xương khớp thoái hóa.
Một điều dễ nhận thấy là khi tuổi tác càng cao, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên (thường sau 45 tuổi) và người già, thì tình trạng viêm khớp thoái hóa thường xuất hiện và có xu hướng tiến triển ngày một nặng.
Thoái hoá khớp (osteoarthritis) là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp. Biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp.
Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương, cùng với màng hoạt dịch ngăn các xương tiếp xức trực tiếp với nhau. Nhờ đó, khớp vận động được dễ dàng hơn. Khi sự lão hóa diễn ra sẽ gây tổn thương, phá hủy lớp sụn. Bề mặt khớp sẽ có những biến đổi, và hình thành các gai xương. Mức độ nặng nhất đó là gây ra biến dạng khớp. Những biến đổi trong thoái hóa khớp lại trở thành nguyên nhân gây ra viêm màng hoạt dịch thứ phát.

Cấu tạo khớp
Hiện nay, có nhiều giả thuyết lý giải căn nguyên của sự thoái hoá sụn trong bệnh thoái hoá khớp, phổ biến nhất là thuyết cơ học. Theo đó, khi có sự quá tải cơ học sẽ làm thay đổi chuyển hoá của các tế bào sụn:
Dưới tác động cơ học, các tế bào sụn có biểu hiện phì đại, kích thích tiết IL-1 (Interleukin) và TNFα (yếu tố hoại tử u) và các men trong hệ thống enzym matrix metalloproteinase – MMPs ( ví dụ: collgenases, gelatinase, stromolysin, lysosyme, cathepsin…). Trong đó, IL-1 ức chế tổng hợp các protein cần thiết của sụn. TNF a và các men MMA gây phá hủy collagen và proteoglycan – là thành phần chính cấu tạo nên sụn. Hậu quả gây thoái hóa, mài mòn và biến dạng khớp.
Khi sụn bị mài mòn, các mảnh sụn lẫn vào màng hoạt dịch của khớp. Đối với các tế bào màng hoạt dịch, sụn là một tác nhân lạ. Để bảo vệ cơ thể, các chất Cytokin, Prostagladin (PG), Leukotrien được tiết ra, khởi động quá trình viêm và loại bỏ các tác nhân có hại. Đồng thời, cytokin hay PG cũng là yếu tố gây kích thích các men trong hệ thống emzym MMPs – các enzym gây ra tình trạng phá hủy sụn.
Thoái hóa sụn gây viêm, tình trạng viêm lại gây phá hủy tế bào sụn, người bệnh rơi vào “vòng xoắn bệnh lý”. Dần dần, nếu không ngăn chặn sẽ dẫn đến tình trạng mất sụn, hình thành các gai xương, nặng nhất có thể gây ra biến dạng khớp.
Kiểm soát tình trạng viêm xương khớp.
Viêm xương khớp là bệnh mãn tính. Có thể khẳng định rằng, không có biện pháp can thiệp nào để phục hồi sụn đã suy thoái. Các biện pháp can thiệp hiện nay chủ yếu nhằm hạn chế những triệu chứng, kiểm soát tình trạng viêm và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Điều chỉnh lối sống: kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên với cường độ không quá cao, ví dụ đi bộ với tốc độ nhanh chậm luân phiên, tập yoga để cải thiện sự dẻo dai.
Các biện pháp không dùng thuốc: Chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, siêu âm, xung điện giảm đau, vật lý trị liệu.
Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để điều trị bệnh viêm khớp thoái hóa. Các thuốc này có hoạt lực từ nhẹ đến nặng, có tác dụng chặn lại các yếu tố gây viêm, chống lại quá trình viêm và từ đó làm chất dứt các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau thường gặp.
Sử dụng các thuốc này trong thời gian kéo dài, đặc biệt với những người ở độ tuổi trung niên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Phổ biến nhất là nguy cơ viêm, loét, xuất huyết dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày, sau đó là các tác dụng phụ trên gan, thận, nguy cơ loãng xương, mất xương … Ngoài ra, người ở độ tuổi này cũng thường xuyên phải sử dụng thuốc cho các bệnh lý mắc phải khác, dẫn tới nguy cơ tương tác thuốc giữa các thuốc đang sử dụng.
Một xu hướng mới hiện nay là sử dụng các thành phần tự nhiên có tác dụng chống viêm giảm đau khớp hoạt lực mạnh nhưng đồng thời nó không gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe người dùng.
Nghệ Phytosome và cơ chế tác dụng lên viêm khớp thoái hóa.
Chống viêm mạn hiệu quả, an toàn không tác dụng không mong muốn
Curcumin – một hợp chất thiên nhiên, diphenolic, có nhiều trong rễ củ cây Nghệ (Curcuma longa L.). Curcumin có tác dụng sinh học phong phú, được sử dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh như: bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp…
Curcumin có tác dụng chống viêm nhờ sự ức chế sự sản xuất các chất trung gian gây viêm (PG, cytokin,..), IL1 và TNFa, yếu tố đóng vai trò thủ phạm trong việc gây thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
Tuy nhiên, curcumin có tính kỵ nước cao, tính thấm và độ hoà tan kém nên sinh khả dụng rất thấp, do đó hiệu quả điều trị bệnh còn hạn chế. Gần đây, curcumin được bào chế dưới dạng phytosome – một phức hợp có cấu trúc giống như cấu trúc tế bào nên tương đối an toàn, không có tác dụng phụ, tăng hấp thu curcumin vào tế bào đích.
Xem thông tin sản phẩm Kukumin 1 Daily chứa Nghệ Phytosome tại đây.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng